- ™SamuRaiiThành Viên Víp
- Tổng số bài gửi : 4980
Join date : 02/12/2022
"hạt sạn" trong Tây Du Ký - hé lộ lỗ hổng từ tác giả
Mon Jun 05, 2023 10:14 am
"Tây Du Ký" có lẽ được xem là tác phẩm trở thành ký ức thời thơ ấu của nhiều người, mà nguyên tác cũng được nhiều học giả nghiên cứu rất nhiều lần, trở thành một loại văn học nghiên cứu đặc biệt.
Thế mà một cô bé lớp 5, 11 tuổi, đã phát hiện ra Tây Du Ký có một “hạt sạn” rất lớn. Sau khi các chuyên gia xem xét, họ đã công nhận và không ngờ điều này không được phát hiện trong hơn 400 năm.
Cô bé Mã Tư Tề sinh năm 2009 chính là người phát hiện ra “hạt sạn” này. Thời điểm đó Mã Tư Tề đang học lớp 5 ở Hàng Châu, Trung Quốc. Em rất thích đọc sách, mỗi ngày trên tay đều cầm quyển sách đọc mọi lúc mọi nơi mà không hề than vãn. Tuy tuổi còn nhỏ, nhưng em đã đọc vô số sách với nhiều thể loại khác nhau.
Mã Tư Tề thích nhất vẫn là "Tây Du Ký" của Ngô Thừa Ân. Mặc dù lúc đó "Tây Du Ký" đã có phim truyền hình phát sóng, nhưng cô bé chưa bao giờ xem phim mà chỉ đọc nguyên tác. Em còn cho rằng phim truyền hình không thể hiện hết những điều hay ho mà Ngô Thừa Ân muốn truyền tải, lẫn thế giới rộng lớn mà tác phẩm đặc tả.
Vì rất thích nên Mã Tư Tề đã đọc "Tây Du Ký" rất nhiều lần, mỗi lần xem là có thể có một trải nghiệm mới. Mã Tư Tề cảm thấy đây là ý nghĩa của việc đọc sách, có thể lĩnh ngộ những bài học khác nhau. Và cũng nhờ nhiều lần đọc đi đọc lại này, Mã Tư Tề đã phát hiện ra một vấn đề, đó chính là bữa ăn của thầy trò Đường Tăng trên hành trình thỉnh kinh dường như không có thay đổi.
Chúng ta đều biết, Đường Tăng và các đệ tử đi Tây Thiên lấy kinh, đi qua rất nhiều thành thị và thôn trang, nhưng Mã Tư Tề phát hiện, Ngô Thừa Ân miêu tả thức ăn của thầy trò Đường Tăng, hoàn toàn là món ăn Giang Hoài.
Được biết, Giang Hoài chính là khu vực Giang Nam, Hoài Nam, hiện nay là tỉnh Giang Tô, An Huy ở Trung Quốc.
Đường Tăng xuất phát từ thành Trường An và hướng đến Tây Trúc, giữa đường thu nạp ba đệ tử. Theo đó, họ không thể cứ mãi lấy kinh ở Giang Hoài. Nhưng Mã Tư Tề đọc hết toàn tác phẩm, cho dù thầy trò Đường Tăng đã đến Tây Thiên, họ cũng chỉ ăn món Giang Hoài, không hề thay đổi.
Các món ăn thầy trò Đường Tăng ăn đều là ẩm thực quê hương của Ngô Thừa Ân (huyện Liên Thủy, Hoài An, tỉnh Giang Tô), thậm chí là món Ngô Thừa Ân thích ăn. Một tác phẩm nổi tiếng như Tây Du Ký kể lại hành trình dài, thám hiểm nhiều nơi mà chỉ có một hệ ẩm thực thì quả thực là một lỗ hổng rất lớn.
Mã Tư Tề kinh ngạc với phát hiện này. Thế là cô bé nhanh chóng ghi chép lại và viết một bài báo để miêu tả món ăn trong "Tây Du Ký". Bài nghiên cứu này của Mã Tư Tề vừa được công bố đã gây ra phản ứng mạnh mẽ từ các chuyên gia.
Sau khi nghiên cứu, một số chuyên gia đã thừa nhận thành quả phát hiện của Mã Tư Tề, hơn nữa còn kết luận Ngô Thừa Ân không có kinh nghiệm đi xa, thiếu sót trong việc nghiên cứu văn hóa ẩm thực các vùng miền của Trung Quốc trước khi đưa vào tác phẩm.
Phát hiện của Mã Tư Tề không chỉ có ý nghĩa đột phá đối với việc nghiên cứu "Tây Du Ký", mà còn có ý nghĩa sâu sắc đối với văn học cổ đại. Văn học thời bấy giờ có rất nhiều hạn chế, vì vậy khiếm khuyết là điều có thể xảy ra. Nhưng chúng ta có thể thông qua những chi tiết này để hiểu rõ hơn về tác giả, hiểu tác phẩm, từ đó nghiên cứu và đọc hiệu quả hơn.
Mã Tư Tề là học sinh đương đại thích đọc sách và giỏi suy ngẫm, quan điểm của cô bé về vấn đề là rất mới lạ, xứng đáng để nhiều chuyên gia học hỏi.
Thế mà một cô bé lớp 5, 11 tuổi, đã phát hiện ra Tây Du Ký có một “hạt sạn” rất lớn. Sau khi các chuyên gia xem xét, họ đã công nhận và không ngờ điều này không được phát hiện trong hơn 400 năm.
Cô bé Mã Tư Tề sinh năm 2009 chính là người phát hiện ra “hạt sạn” này. Thời điểm đó Mã Tư Tề đang học lớp 5 ở Hàng Châu, Trung Quốc. Em rất thích đọc sách, mỗi ngày trên tay đều cầm quyển sách đọc mọi lúc mọi nơi mà không hề than vãn. Tuy tuổi còn nhỏ, nhưng em đã đọc vô số sách với nhiều thể loại khác nhau.
Mã Tư Tề thích nhất vẫn là "Tây Du Ký" của Ngô Thừa Ân. Mặc dù lúc đó "Tây Du Ký" đã có phim truyền hình phát sóng, nhưng cô bé chưa bao giờ xem phim mà chỉ đọc nguyên tác. Em còn cho rằng phim truyền hình không thể hiện hết những điều hay ho mà Ngô Thừa Ân muốn truyền tải, lẫn thế giới rộng lớn mà tác phẩm đặc tả.
Vì rất thích nên Mã Tư Tề đã đọc "Tây Du Ký" rất nhiều lần, mỗi lần xem là có thể có một trải nghiệm mới. Mã Tư Tề cảm thấy đây là ý nghĩa của việc đọc sách, có thể lĩnh ngộ những bài học khác nhau. Và cũng nhờ nhiều lần đọc đi đọc lại này, Mã Tư Tề đã phát hiện ra một vấn đề, đó chính là bữa ăn của thầy trò Đường Tăng trên hành trình thỉnh kinh dường như không có thay đổi.
Chúng ta đều biết, Đường Tăng và các đệ tử đi Tây Thiên lấy kinh, đi qua rất nhiều thành thị và thôn trang, nhưng Mã Tư Tề phát hiện, Ngô Thừa Ân miêu tả thức ăn của thầy trò Đường Tăng, hoàn toàn là món ăn Giang Hoài.
Được biết, Giang Hoài chính là khu vực Giang Nam, Hoài Nam, hiện nay là tỉnh Giang Tô, An Huy ở Trung Quốc.
Đường Tăng xuất phát từ thành Trường An và hướng đến Tây Trúc, giữa đường thu nạp ba đệ tử. Theo đó, họ không thể cứ mãi lấy kinh ở Giang Hoài. Nhưng Mã Tư Tề đọc hết toàn tác phẩm, cho dù thầy trò Đường Tăng đã đến Tây Thiên, họ cũng chỉ ăn món Giang Hoài, không hề thay đổi.
Các món ăn thầy trò Đường Tăng ăn đều là ẩm thực quê hương của Ngô Thừa Ân (huyện Liên Thủy, Hoài An, tỉnh Giang Tô), thậm chí là món Ngô Thừa Ân thích ăn. Một tác phẩm nổi tiếng như Tây Du Ký kể lại hành trình dài, thám hiểm nhiều nơi mà chỉ có một hệ ẩm thực thì quả thực là một lỗ hổng rất lớn.
Mã Tư Tề kinh ngạc với phát hiện này. Thế là cô bé nhanh chóng ghi chép lại và viết một bài báo để miêu tả món ăn trong "Tây Du Ký". Bài nghiên cứu này của Mã Tư Tề vừa được công bố đã gây ra phản ứng mạnh mẽ từ các chuyên gia.
Sau khi nghiên cứu, một số chuyên gia đã thừa nhận thành quả phát hiện của Mã Tư Tề, hơn nữa còn kết luận Ngô Thừa Ân không có kinh nghiệm đi xa, thiếu sót trong việc nghiên cứu văn hóa ẩm thực các vùng miền của Trung Quốc trước khi đưa vào tác phẩm.
Phát hiện của Mã Tư Tề không chỉ có ý nghĩa đột phá đối với việc nghiên cứu "Tây Du Ký", mà còn có ý nghĩa sâu sắc đối với văn học cổ đại. Văn học thời bấy giờ có rất nhiều hạn chế, vì vậy khiếm khuyết là điều có thể xảy ra. Nhưng chúng ta có thể thông qua những chi tiết này để hiểu rõ hơn về tác giả, hiểu tác phẩm, từ đó nghiên cứu và đọc hiệu quả hơn.
Mã Tư Tề là học sinh đương đại thích đọc sách và giỏi suy ngẫm, quan điểm của cô bé về vấn đề là rất mới lạ, xứng đáng để nhiều chuyên gia học hỏi.
Permissions in this forum:
Bạn được quyền trả lời bài viết