- ™SamuRaiiThành Viên Víp
- Tổng số bài gửi : 4980
Join date : 02/12/2022
Một ngày ở Nhật Bản có thể dài đến 30 giờ
Tue May 02, 2023 6:06 pm
Nếu là một người hay theo dõi các chương trình truyền hình hoặc anime trên TV Nhật, có lẽ bạn sẽ nhận ra một quy tắc khá kỳ lạ, đó là các chương trình này hiển thị giờ chiếu vượt quá mốc 24 giờ thông thường của một ngày.
Lấy ví dụ như giờ chiếu của một chương trình truyền hình dưới đây, có một số mốc thời gian hiển thị là 25:30 hay thậm chí 27:00. Chẳng lẽ người Nhật sống ở một "dòng thời gian" khác mà tại đó một ngày dài hơn 24 tiếng?
Thực ra không phải vậy đâu. Người Nhật vẫn trải qua 24 giờ một ngày như mọi nơi khác trên thế giới. Có điều, đối với những hoạt động về khuya như chương trình truyền hình, quán bar, club... thì họ sử dụng một hệ giờ hơi khác, có thể tạm gọi là hệ giờ 30 tiếng. Theo đó, hệ giờ này kết thúc một ngày vào 6h sáng hôm sau thay vì 24h đêm như thông thường.
Tức là mỗi thời điểm sau 24h đến 6h sáng đều được quy đổi sang hệ giờ này ở các cơ sở kinh doanh hoặc chương trình truyền hình về đêm. Ví dụ, 1h sáng sẽ thành 25h, 2h45 phút sáng sẽ thành 26h45.
Tại sao phải lằng nhằng thế ư? Thực ra là không có gì phức tạp hết. Sở dĩ họ sử dụng một hệ giờ kỳ lạ như này là để đảm bảo những người sử dụng dịch vụ không bị nhầm lẫn về thời gian hoạt động, đồng thời không phải lo về việc ghi rõ ra giờ ngày/đêm. Ví dụ, một quán bar mở muộn thay vì ghi giờ mở là 10h (tối) - 2h (sáng) có thể ghi ngắn gọn là 22h-26h là khách hàng đủ hiểu.
Ví dụ, chuỗi cửa hàng Dondon Donki ở Nhật ghi thời gian hoạt động từ 8:00 đến 25:00 là mở cửa từ 8h sáng đến 1h đêm hôm sau. Nếu ghi là 8:00 đến 1:00, khách hàng có thể nhầm lẫn là cửa hàng này chỉ mở đến 1h chiều.
Lý do cho hệ giờ này phần nào vì thời gian đóng cửa được coi là tiếp diễn của ngày làm việc trước đó và có lẽ cũng do nhận thức văn hóa rằng đêm khuya hay tờ mờ sáng được tính là một phần của ngày hôm trước, thay vì phân chia rạch ròi hôm trước hôm sau ở mốc 24h đêm. Các đài truyền hình cũng sẽ thường xuyên sử dụng ký hiệu này trong lịch chiếu đêm muộn của họ. Dù vậy, cách sử dụng hệ giờ này hiếm khi được sử dụng trong cuộc trò chuyện thường nhật.
Một trường hợp được sử dụng trong giao tiếp thường nhật có lẽ là khi các nhân viên ca đêm nhắc đến ca làm việc của họ để tránh nhầm lẫn ca đêm sang ca ngày. Lợi ích khác, là bạn có thể dễ dàng tính toán số giờ làm việc theo hệ giờ này. Chẳng hạn, một cơ sở mở từ 18h đến 25h sẽ dễ dàng tính ra là hoạt động trong 7 giờ. Trong khi đó, nếu ghi theo cách thường thấy trên thế giới, bạn phải mất một bước cộng trừ qua mốc 24h nữa, mất vài giây thôi nhưng cũng bất tiện đôi chút nếu bạn đang bận.
Lấy ví dụ như giờ chiếu của một chương trình truyền hình dưới đây, có một số mốc thời gian hiển thị là 25:30 hay thậm chí 27:00. Chẳng lẽ người Nhật sống ở một "dòng thời gian" khác mà tại đó một ngày dài hơn 24 tiếng?
Thực ra không phải vậy đâu. Người Nhật vẫn trải qua 24 giờ một ngày như mọi nơi khác trên thế giới. Có điều, đối với những hoạt động về khuya như chương trình truyền hình, quán bar, club... thì họ sử dụng một hệ giờ hơi khác, có thể tạm gọi là hệ giờ 30 tiếng. Theo đó, hệ giờ này kết thúc một ngày vào 6h sáng hôm sau thay vì 24h đêm như thông thường.
Tức là mỗi thời điểm sau 24h đến 6h sáng đều được quy đổi sang hệ giờ này ở các cơ sở kinh doanh hoặc chương trình truyền hình về đêm. Ví dụ, 1h sáng sẽ thành 25h, 2h45 phút sáng sẽ thành 26h45.
Tại sao phải lằng nhằng thế ư? Thực ra là không có gì phức tạp hết. Sở dĩ họ sử dụng một hệ giờ kỳ lạ như này là để đảm bảo những người sử dụng dịch vụ không bị nhầm lẫn về thời gian hoạt động, đồng thời không phải lo về việc ghi rõ ra giờ ngày/đêm. Ví dụ, một quán bar mở muộn thay vì ghi giờ mở là 10h (tối) - 2h (sáng) có thể ghi ngắn gọn là 22h-26h là khách hàng đủ hiểu.
Ví dụ, chuỗi cửa hàng Dondon Donki ở Nhật ghi thời gian hoạt động từ 8:00 đến 25:00 là mở cửa từ 8h sáng đến 1h đêm hôm sau. Nếu ghi là 8:00 đến 1:00, khách hàng có thể nhầm lẫn là cửa hàng này chỉ mở đến 1h chiều.
Lý do cho hệ giờ này phần nào vì thời gian đóng cửa được coi là tiếp diễn của ngày làm việc trước đó và có lẽ cũng do nhận thức văn hóa rằng đêm khuya hay tờ mờ sáng được tính là một phần của ngày hôm trước, thay vì phân chia rạch ròi hôm trước hôm sau ở mốc 24h đêm. Các đài truyền hình cũng sẽ thường xuyên sử dụng ký hiệu này trong lịch chiếu đêm muộn của họ. Dù vậy, cách sử dụng hệ giờ này hiếm khi được sử dụng trong cuộc trò chuyện thường nhật.
Một trường hợp được sử dụng trong giao tiếp thường nhật có lẽ là khi các nhân viên ca đêm nhắc đến ca làm việc của họ để tránh nhầm lẫn ca đêm sang ca ngày. Lợi ích khác, là bạn có thể dễ dàng tính toán số giờ làm việc theo hệ giờ này. Chẳng hạn, một cơ sở mở từ 18h đến 25h sẽ dễ dàng tính ra là hoạt động trong 7 giờ. Trong khi đó, nếu ghi theo cách thường thấy trên thế giới, bạn phải mất một bước cộng trừ qua mốc 24h nữa, mất vài giây thôi nhưng cũng bất tiện đôi chút nếu bạn đang bận.
Permissions in this forum:
Bạn được quyền trả lời bài viết