- ™SamuRaiiThành Viên Víp
- Tổng số bài gửi : 4980
Join date : 02/12/2022
Một phần Mặt Trời vừa vỡ ra, tạo thành vương miện bí ẩn
Sun Feb 12, 2023 4:47 pm
Đoạn clip ngắn mà NASA vừa công bố đã gây kinh ngạc cho giới khoa học khi thể hiện một "xúc tu" bằng plasma vươn ra khỏi Mặt Trời. Theo Science Alert, khối plasma đó đã vỡ ra và tạo thành một cơn lốc dạng vương miện ngay phía trên cực Bắc của ngôi sao.
Tốc độ của cơn lốc lên tới hàng ngàn dặm mỗi phút. Nhà khoa học Tamitha Skov từ Tập đoàn Hàng không vũ trụ California (Mỹ), người đã đăng tải đoạn phim từ SDO - tàu vũ trụ đang quay quanh Mặt Trời của NASA, cho biết đó là một kiểu xoáy cực lớn.
Hiện tượng lạ lùng vừa được ghi nhận trên Mặt Trời - Ảnh: SDO/NASA
Theo Live Science, một số nhà nghiên cứu cho biết lốc xoáy plasma này hoạt động cũng tương tự như xoáy cực của Trái Đất, thứ tạo thành bởi một hệ thống áp suất thấp tạo nên các vòng không khí lạnh giá lớn trên các cực của Trái Đất vào mùa đông.
Ở Trái Đất, đó là một hiện tượng thường xuyên gây thiên tai vào mùa đông, ví dụ nước Mỹ cuối năm 2022 đã hứng trọn một quả "bom lốc xoáy" - chính là khối khí lạnh từ xoáy cực bị đẩy về phương Nam, mang theo nhiệt độ âm sâu chết người.
"Xoáy cực" ở Mặt Trời đương nhiên là một phiên bản trái ngược, nóng bỏng. Nhà vật lý năng lượng Mặt Trời Scott Mclntosh từ Trung tâm Nghiên cứu khí quyển quốc gia ở Boulder, Colorado - Mỹ nói với tờ Space rằng ông chưa từng thấy Mặt Trời hoạt động theo cách này, nhưng các sợi plasma dài thì vẫn thường xuyên phun trào gần các đường vĩ độ 55 của ngôi sao.
Các "xúc tu" plasma phổ biến hơn khi chu kỳ hoạt động 11 năm của Mặt Trời đang dần đạt mức cực đại (vào năm 2025). Trong vài tháng qua, ngôi sao mẹ của chúng ta đặc biệt mạnh mẽ.
Các sợi plasma này sẽ không đe dọa Trái Đất tuy nhiên đôi khi chúng kích thích việc giải phóng các đốm plasma dưới dạng quả cầu lửa khổng lồ, gọi là vụ phóng khối lượng đăng quang (CME). Nếu không may nằm ở phía quả cầu lửa này bắn ra, Trái Đất có thể xuất hiện cực quang rực rỡ kèm theo nhiễu loạn hệ thống định vị - viễn thông.
May mắn là hiện tượng "xoáy cực Mặt Trời" vừa được SDO chụp được - xảy ra vào khoảng ngày 2-2 - đã không giải phóng thêm một CME nào
Tốc độ của cơn lốc lên tới hàng ngàn dặm mỗi phút. Nhà khoa học Tamitha Skov từ Tập đoàn Hàng không vũ trụ California (Mỹ), người đã đăng tải đoạn phim từ SDO - tàu vũ trụ đang quay quanh Mặt Trời của NASA, cho biết đó là một kiểu xoáy cực lớn.
Hiện tượng lạ lùng vừa được ghi nhận trên Mặt Trời - Ảnh: SDO/NASA
Theo Live Science, một số nhà nghiên cứu cho biết lốc xoáy plasma này hoạt động cũng tương tự như xoáy cực của Trái Đất, thứ tạo thành bởi một hệ thống áp suất thấp tạo nên các vòng không khí lạnh giá lớn trên các cực của Trái Đất vào mùa đông.
Ở Trái Đất, đó là một hiện tượng thường xuyên gây thiên tai vào mùa đông, ví dụ nước Mỹ cuối năm 2022 đã hứng trọn một quả "bom lốc xoáy" - chính là khối khí lạnh từ xoáy cực bị đẩy về phương Nam, mang theo nhiệt độ âm sâu chết người.
"Xoáy cực" ở Mặt Trời đương nhiên là một phiên bản trái ngược, nóng bỏng. Nhà vật lý năng lượng Mặt Trời Scott Mclntosh từ Trung tâm Nghiên cứu khí quyển quốc gia ở Boulder, Colorado - Mỹ nói với tờ Space rằng ông chưa từng thấy Mặt Trời hoạt động theo cách này, nhưng các sợi plasma dài thì vẫn thường xuyên phun trào gần các đường vĩ độ 55 của ngôi sao.
Các "xúc tu" plasma phổ biến hơn khi chu kỳ hoạt động 11 năm của Mặt Trời đang dần đạt mức cực đại (vào năm 2025). Trong vài tháng qua, ngôi sao mẹ của chúng ta đặc biệt mạnh mẽ.
Các sợi plasma này sẽ không đe dọa Trái Đất tuy nhiên đôi khi chúng kích thích việc giải phóng các đốm plasma dưới dạng quả cầu lửa khổng lồ, gọi là vụ phóng khối lượng đăng quang (CME). Nếu không may nằm ở phía quả cầu lửa này bắn ra, Trái Đất có thể xuất hiện cực quang rực rỡ kèm theo nhiễu loạn hệ thống định vị - viễn thông.
May mắn là hiện tượng "xoáy cực Mặt Trời" vừa được SDO chụp được - xảy ra vào khoảng ngày 2-2 - đã không giải phóng thêm một CME nào
Permissions in this forum:
Bạn được quyền trả lời bài viết