- ™SamuRaiiThành Viên Víp
- Tổng số bài gửi : 4980
Join date : 02/12/2022
Câu chuyện đằng sau phong tục “lì xì” truyền thống lâu đời nhất của Tết Nguyên Đán
Fri Jan 27, 2023 9:44 am
Mỗi dịp Tết Nguyên đán đến, không khí Tết tràn ngập khắp nơi luôn tạo cho chúng ta một cảm giác hào hứng, phấn khích. Không chỉ là dịp được quây quần bên gia đình, Tết Nguyên đán cũng là thời điểm những phong tục lâu đời được tái hiện lại, trong đó "lì xì" là một trong những phong tục lâu đời nhất của ngày Tết.
Không chỉ phổ biến tại Trung Quốc, truyền thống lì xì đỏ phổ biến khắp các quốc gia Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, Campuchia, Myanmar và Philippines...
Vậy phong tục lâu đời này bắt nguồn từ khi nào và với mục đích gì? Hãy cùng tìm hiểu câu chuyện đằng sau những phong bao màu đỏ chứa đựng sự may mắn, tốt lành trong năm mới này nhé!
Khái niệm về lì xì thực chất đã được truyền lại trong vài nghìn năm. Chuyện kể rằng, các thành viên lớn tuổi trong gia đình sẽ xâu những đồng xu bằng một sợi dây màu đỏ, được gọi là "aat seoi cin" (壓歲錢), nghĩa là "tránh tuổi già". Sau đó, họ đặt những đồng xu dưới gối của trẻ em vào đêm giao thừa để trấn áp nỗi sợ hãi và xua đuổi tà ma.
Sau thời gian, các sợi dây màu đỏ biến thành các tờ giấy gói trong thời nhà Đường (618-907 sau Công nguyên). Tục lệ đặt tiền dưới gối cũng dần thay đổi bằng việc cho những đồng xu hoặc tiền vào giấy gói đỏ để tặng cho mọi người với ý nghĩa đem lại may mắn.
Vào thời điểm đó, vua và quan lại sử dụng túi vải dệt thủ công đỏ còn người dân thường sử dụng giấy đỏ để bọc tiền xu và tiền giấy tượng trưng cho những lời tốt lành.
Khoảng năm 1900 (thời nhà Thanh), nhờ sự cải tiến của công nghệ in ấn, những gói thư thô sơ này đã biến thành phong bì. Mọi người cũng bắt đầu mở rộng truyền thống ra ngoài phạm vi gia đình và tặng phong bao lì xì cho cả hàng xóm và bạn bè.
Nếu bạn đã kết hôn, việc tặng bao lì xì giờ đây là một phần không thể thiếu trong các hoạt động đón Tết Nguyên đán. Đó là cách để các thành viên lớn tuổi trong gia đình chia sẻ lời chúc phúc của họ với những người trẻ hơn, chúc họ mọi điều tốt đẹp nhất trong năm tới. Ngược lại, những người trẻ cũng sẽ lì xì người lớn tuổi trong nhà như lời chúc sức khỏe, vạn thọ.
Khi tặng bao lì xì, người tặng thường tặng kèm những lời chúc tài lộc "Cung hỉ phát tài"; sức khỏe tốt "Vạn thọ vô cương" hay bình an, hạnh phúc "An khang thịnh vượng",...
Bên cạnh đó, việc sử dụng phong bao màu đỏ cũng có nhiều thay đổi khi những phong bao giờ đây không chỉ giới hạn ở màu mang nghĩa may mắn như đỏ, vàng mà còn có nhiều thiết kế, mẫu mã đa dạng như màu hồng, tím, cam.
Điểm chung là chúng tượng trưng cho hạnh phúc, may mắn, điềm lành và phú quý. Tuy nhiên, những bao lì xì vẫn tránh xa màu trắng hoặc xanh đậm, đen,..vì những màu này liên quan đến điềm rủi.
Các phong tục xung quanh số tiền cũng trở nên phức tạp hơn. Việc lấp đầy phong bì với số lượng tờ tiền chẵn được coi là điều tốt lành, chẳng hạn như hai tờ tiền trên mỗi phong bì.
Trong khi đó, số tiền theo bội số của tám và chín cũng thường được sử dụng tại Trung Quốc vì âm của "tám" đồng âm với từ "phát" trong phát triển, tiến lên còn "chín" đồng nghĩa với "cửu" mang nghĩa lâu dài.
Không chỉ phổ biến tại Trung Quốc, truyền thống lì xì đỏ phổ biến khắp các quốc gia Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, Campuchia, Myanmar và Philippines...
Vậy phong tục lâu đời này bắt nguồn từ khi nào và với mục đích gì? Hãy cùng tìm hiểu câu chuyện đằng sau những phong bao màu đỏ chứa đựng sự may mắn, tốt lành trong năm mới này nhé!
Lì xì đầu tiên ra đời như thế nào?
Theo đó, tặng bao lì xì đỏ cho người thân, bạn bè xuất phát từ cụm từ "hong bao" (có nghĩa là 'phong bao màu đỏ') trong tiếng Quan thoại và trong tiếng Quảng Đông là "lai see" (hoặc 'lai si' có nghĩa là 'hữu ích'), những phong bì chứa tiền mặt này tượng trưng cho một cử chỉ cảm ơn, tình bạn và sự công nhận, một biểu hiện của lòng biết ơn và sự kết nối các mối quan hệ giữa cuộc sống bận rộn của chúng ta.Khái niệm về lì xì thực chất đã được truyền lại trong vài nghìn năm. Chuyện kể rằng, các thành viên lớn tuổi trong gia đình sẽ xâu những đồng xu bằng một sợi dây màu đỏ, được gọi là "aat seoi cin" (壓歲錢), nghĩa là "tránh tuổi già". Sau đó, họ đặt những đồng xu dưới gối của trẻ em vào đêm giao thừa để trấn áp nỗi sợ hãi và xua đuổi tà ma.
Sau thời gian, các sợi dây màu đỏ biến thành các tờ giấy gói trong thời nhà Đường (618-907 sau Công nguyên). Tục lệ đặt tiền dưới gối cũng dần thay đổi bằng việc cho những đồng xu hoặc tiền vào giấy gói đỏ để tặng cho mọi người với ý nghĩa đem lại may mắn.
Vào thời điểm đó, vua và quan lại sử dụng túi vải dệt thủ công đỏ còn người dân thường sử dụng giấy đỏ để bọc tiền xu và tiền giấy tượng trưng cho những lời tốt lành.
Khoảng năm 1900 (thời nhà Thanh), nhờ sự cải tiến của công nghệ in ấn, những gói thư thô sơ này đã biến thành phong bì. Mọi người cũng bắt đầu mở rộng truyền thống ra ngoài phạm vi gia đình và tặng phong bao lì xì cho cả hàng xóm và bạn bè.
Truyền thống lì xì ngày càng phát triển
Nếu bạn đã kết hôn, việc tặng bao lì xì giờ đây là một phần không thể thiếu trong các hoạt động đón Tết Nguyên đán. Đó là cách để các thành viên lớn tuổi trong gia đình chia sẻ lời chúc phúc của họ với những người trẻ hơn, chúc họ mọi điều tốt đẹp nhất trong năm tới. Ngược lại, những người trẻ cũng sẽ lì xì người lớn tuổi trong nhà như lời chúc sức khỏe, vạn thọ.
Khi tặng bao lì xì, người tặng thường tặng kèm những lời chúc tài lộc "Cung hỉ phát tài"; sức khỏe tốt "Vạn thọ vô cương" hay bình an, hạnh phúc "An khang thịnh vượng",...
Bên cạnh đó, việc sử dụng phong bao màu đỏ cũng có nhiều thay đổi khi những phong bao giờ đây không chỉ giới hạn ở màu mang nghĩa may mắn như đỏ, vàng mà còn có nhiều thiết kế, mẫu mã đa dạng như màu hồng, tím, cam.
Điểm chung là chúng tượng trưng cho hạnh phúc, may mắn, điềm lành và phú quý. Tuy nhiên, những bao lì xì vẫn tránh xa màu trắng hoặc xanh đậm, đen,..vì những màu này liên quan đến điềm rủi.
Các phong tục xung quanh số tiền cũng trở nên phức tạp hơn. Việc lấp đầy phong bì với số lượng tờ tiền chẵn được coi là điều tốt lành, chẳng hạn như hai tờ tiền trên mỗi phong bì.
Trong khi đó, số tiền theo bội số của tám và chín cũng thường được sử dụng tại Trung Quốc vì âm của "tám" đồng âm với từ "phát" trong phát triển, tiến lên còn "chín" đồng nghĩa với "cửu" mang nghĩa lâu dài.
- Những phong tục truyền thống kỳ lạ khắp thế giới
- Truyền thông LPL nhận định đây chính là nguyên nhân khiến T1 thất bại trước DRX
- Lục Giới Phong Thần SohaGame Với cốt truyện hấp dẫn, hệ thống tính năng lôi cuốn và những nét giải trí vui nhộn
- Sự kiện truyền thông mới nhất của Diablo IV
- 3 games chuyển thể từ hoạt hình đáng chú ý nhất 2023
Permissions in this forum:
Bạn được quyền trả lời bài viết