- ™SamuRaiiThành Viên Víp
- Tổng số bài gửi : 4980
Join date : 02/12/2022
Vì sao trong văn hóa con giáp Trung Quốc không dùng hình tượng “mèo”?
Sun Jan 08, 2023 6:27 pm
Có một câu chuyện dân gian về 12 con giáp khởi nguồn từ văn hóa Trung Hoa:
Vào ngày đầu tiên của năm mới, Ngọc hoàng đại đế muốn chọn ra 12 con vật làm vị thần đại diện cho mỗi năm. Nhiều con vật muốn tham gia. Con mèo và con chuột lúc đó là bạn tốt. Ngày 30 giáp Tết, mèo nhờ vả chuột đánh thức nó vào ngày hôm sau để cùng nhau đi tiến cử. Nhưng không ngờ, chuột đã âm thầm đi một mình, khiến mèo mất cơ hội, vì vậy không có mèo trong 12 con giáp Trung Quốc. Từ đó, mèo và chuột kết thù oán với nhau, mèo hễ thấy chuột là cắn.
12 con giáp cũng là một phần quan trọng trong văn hóa Việt và nhiều nước trên thế giới cũng có văn hóa con giáp.
Sau khi so sánh, có thể thấy rằng 12 con giáp ở Ấn Độ cổ đại giống với ở Trung Quốc nhất, và thứ tự cũng giống nhau, ngoại trừ Ấn Độ dùng sư tử thay vì hổ và Garuda thay vì gà. Trong đó, Garuda hay Kim sí điểu (Chim cánh vàng) hay Ca-lâu-la là một loài chim thần trong Ấn Độ giáo và ảnh hưởng sang Phật giáo. Theo ghi chép của thần thoại Ấn Độ, 12 con giáp vốn là vật cưỡi của 12 vị thần.
Người xưa tạo ra 12 con giáp, tương ứng với 12 địa chi (Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi), cũng có thể ghi lại giờ, ngày và tháng. Do đó, con giáp được lan truyền đến nhiều nơi, sẽ thay đổi do các phương pháp tính thời gian khác nhau ở khu vực địa phương.
Ngày nay, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Campuchia, Myanmar, Việt Nam ở châu Á và Mexico ở châu Mỹ đều có văn hóa con giáp. Do ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, các cung hoàng đạo ở Nhật Bản và Hàn Quốc về cơ bản giống như ở Trung Quốc.
Myanmar cũng có các con giáp, nhưng có rất nhiều sự khác biệt. Myanmar có 8 con giáp và người Myanmar xác định các con giáp từ thứ 2 đến Chủ nhật theo ngày sinh. Trong quan niệm con giáp của Myanmar, thứ Tư được chia thành buổi sáng và buổi chiều, chuột được chia thành chuột nhà và chuột lang.
Thứ Hai là hổ, thứ Ba là sư tử, sáng thứ Tư là voi 2 ngà, chiều thứ Tư là voi không ngà, thứ Năm là chuột nhà, thứ Sáu là chuột lang, thứ Bảy là rồng, Chủ nhật là Kim sí điểu.
Kim sí điểu
Ở Thái Lan, con giáp bắt đầu bằng con rắn, sau đó đổi rồng thành "Naga", bao gồm: rắn, ngựa, cừu, khỉ, gà trống, chó, lợn, chuột, bò, hổ, thỏ và Naga. "Naga" là "thần rắn" trong thần thoại Ấn Độ, nhưng vì đầu rồng và thân rắn nên trong Phật giáo, nó được dịch là "rồng". Ở châu Á, Thái Lan chịu ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo nên đã sử dụng khái niệm “Naga là Long tộc”.
Châu Âu xa xôi không có con giáp nhưng lại có mười hai chòm sao, được dùng để đại diện cho thiên phú và tính cách của người sinh ra trong khoảng thời gian tương ứng.
Mèo không có vị trí trong con giáp Trung Quốc, nhưng lại đứng vị trí thứ tư trong 12 con giáp Việt Nam thay thế vị trí của con thỏ
Theo truyền thuyết, sau khi mèo tỉnh dậy, phát hiện mình bị chuột lừa, nó rất tức giận và đến gặp Ngọc hoàng để than thở. Để hòa hoãn cuộc cãi vã, Ngọc hoàng yêu cầu Hằng Nga chọn một con vật để cùng đến Cung trăng, Hằng Nga cuối cùng đã chọn con thỏ, thế là con mèo đã thay thế con thỏ trong 12 con giáp, và thỏ đã trở thành Ngọc Thố.
Hình ảnh mèo trên tem Việt Nam
Có 3 giả thuyết để giải thích cho câu hỏi tại sao con giáp thứ tư ở Việt Nam là mèo, mà không phải là thỏ như Trung Quốc:
1. Giai đoạn hình thành nên quan niệm 12 con giáp ở Việt Nam chưa có thỏ, nên dùng mèo để thay thế.
2. Người Việt Nam thích mèo hơn thỏ, đồng thời mèo còn được gọi là “tiểu hổ”. Đã có hổ thì phải có mèo, nên trong 12 con giáp, mèo được xếp kế sau hổ.
3. Ban đầu, khi văn hóa 12 con giáp du nhập vào Việt Nam, người dân đã có sự nhầm lẫn trong cách đọc của năm con thỏ theo quan niệm của Trung Quốc. Theo đó, năm thỏ trong tiếng Trung là “Mão Thố Niên” /mao-tu-nian/, người Việt Nam nhầm tưởng chữ “Mão” gần giống với “mèo” trong tiếng Việt, nên đã sử dụng hình tượng con mèo thay cho con thỏ.
Vào ngày đầu tiên của năm mới, Ngọc hoàng đại đế muốn chọn ra 12 con vật làm vị thần đại diện cho mỗi năm. Nhiều con vật muốn tham gia. Con mèo và con chuột lúc đó là bạn tốt. Ngày 30 giáp Tết, mèo nhờ vả chuột đánh thức nó vào ngày hôm sau để cùng nhau đi tiến cử. Nhưng không ngờ, chuột đã âm thầm đi một mình, khiến mèo mất cơ hội, vì vậy không có mèo trong 12 con giáp Trung Quốc. Từ đó, mèo và chuột kết thù oán với nhau, mèo hễ thấy chuột là cắn.
12 con giáp cũng là một phần quan trọng trong văn hóa Việt và nhiều nước trên thế giới cũng có văn hóa con giáp.
Văn hóa con giáp trên thế giới
Người ta không biết văn hóa con giáp bắt nguồn từ đâu và khi nào. Một số thông tin cho rằng con giáp có thể được bắt nguồn từ thời Sumer (một nền văn minh cổ đại ở phía nam Lưỡng Hà, bao gồm vùng đồng bằng rộng lớn nằm giữa sông Tigris và Euphrates, phía Đông Nam giáp vịnh Ba Tư) cách đây 5.500 năm. Babylon cổ đại, Ai Cập cổ đại và Ấn Độ cổ đại, cùng với Trung Quốc cổ đại là "4 nền văn minh cổ đại" của thế giới đều có hệ thống con giáp riêng.Sau khi so sánh, có thể thấy rằng 12 con giáp ở Ấn Độ cổ đại giống với ở Trung Quốc nhất, và thứ tự cũng giống nhau, ngoại trừ Ấn Độ dùng sư tử thay vì hổ và Garuda thay vì gà. Trong đó, Garuda hay Kim sí điểu (Chim cánh vàng) hay Ca-lâu-la là một loài chim thần trong Ấn Độ giáo và ảnh hưởng sang Phật giáo. Theo ghi chép của thần thoại Ấn Độ, 12 con giáp vốn là vật cưỡi của 12 vị thần.
Người xưa tạo ra 12 con giáp, tương ứng với 12 địa chi (Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi), cũng có thể ghi lại giờ, ngày và tháng. Do đó, con giáp được lan truyền đến nhiều nơi, sẽ thay đổi do các phương pháp tính thời gian khác nhau ở khu vực địa phương.
Ngày nay, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Campuchia, Myanmar, Việt Nam ở châu Á và Mexico ở châu Mỹ đều có văn hóa con giáp. Do ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, các cung hoàng đạo ở Nhật Bản và Hàn Quốc về cơ bản giống như ở Trung Quốc.
Myanmar cũng có các con giáp, nhưng có rất nhiều sự khác biệt. Myanmar có 8 con giáp và người Myanmar xác định các con giáp từ thứ 2 đến Chủ nhật theo ngày sinh. Trong quan niệm con giáp của Myanmar, thứ Tư được chia thành buổi sáng và buổi chiều, chuột được chia thành chuột nhà và chuột lang.
Thứ Hai là hổ, thứ Ba là sư tử, sáng thứ Tư là voi 2 ngà, chiều thứ Tư là voi không ngà, thứ Năm là chuột nhà, thứ Sáu là chuột lang, thứ Bảy là rồng, Chủ nhật là Kim sí điểu.
Kim sí điểu
Ở Thái Lan, con giáp bắt đầu bằng con rắn, sau đó đổi rồng thành "Naga", bao gồm: rắn, ngựa, cừu, khỉ, gà trống, chó, lợn, chuột, bò, hổ, thỏ và Naga. "Naga" là "thần rắn" trong thần thoại Ấn Độ, nhưng vì đầu rồng và thân rắn nên trong Phật giáo, nó được dịch là "rồng". Ở châu Á, Thái Lan chịu ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo nên đã sử dụng khái niệm “Naga là Long tộc”.
Châu Âu xa xôi không có con giáp nhưng lại có mười hai chòm sao, được dùng để đại diện cho thiên phú và tính cách của người sinh ra trong khoảng thời gian tương ứng.
Vì sao "thỏ" được thay bằng "mèo" trong 12 con giáp Việt Nam?
Câu chuyện về Ngọc hoàng chọn 12 con vật để làm vị thần cho mỗi năm chỉ là một truyền thuyết. Nhưng trên thực tế theo nhiều nghiên cứu, sở dĩ không có con mèo nào trong việc lựa chọn con giáp của Trung Quốc là do việc thuần hóa mèo ở quốc gia này tương đối muộn. Trước thời nhà Hán, số lượng mèo rừng rất ít, chúng chủ yếu hoạt động trong tự nhiên, không gần gũi với con người nên trong 12 con giáp của Trung Quốc không có mèo.Mèo không có vị trí trong con giáp Trung Quốc, nhưng lại đứng vị trí thứ tư trong 12 con giáp Việt Nam thay thế vị trí của con thỏ
Theo truyền thuyết, sau khi mèo tỉnh dậy, phát hiện mình bị chuột lừa, nó rất tức giận và đến gặp Ngọc hoàng để than thở. Để hòa hoãn cuộc cãi vã, Ngọc hoàng yêu cầu Hằng Nga chọn một con vật để cùng đến Cung trăng, Hằng Nga cuối cùng đã chọn con thỏ, thế là con mèo đã thay thế con thỏ trong 12 con giáp, và thỏ đã trở thành Ngọc Thố.
Hình ảnh mèo trên tem Việt Nam
Có 3 giả thuyết để giải thích cho câu hỏi tại sao con giáp thứ tư ở Việt Nam là mèo, mà không phải là thỏ như Trung Quốc:
1. Giai đoạn hình thành nên quan niệm 12 con giáp ở Việt Nam chưa có thỏ, nên dùng mèo để thay thế.
2. Người Việt Nam thích mèo hơn thỏ, đồng thời mèo còn được gọi là “tiểu hổ”. Đã có hổ thì phải có mèo, nên trong 12 con giáp, mèo được xếp kế sau hổ.
3. Ban đầu, khi văn hóa 12 con giáp du nhập vào Việt Nam, người dân đã có sự nhầm lẫn trong cách đọc của năm con thỏ theo quan niệm của Trung Quốc. Theo đó, năm thỏ trong tiếng Trung là “Mão Thố Niên” /mao-tu-nian/, người Việt Nam nhầm tưởng chữ “Mão” gần giống với “mèo” trong tiếng Việt, nên đã sử dụng hình tượng con mèo thay cho con thỏ.
- Áo giáp đi ngược xu hướng của binh lính Trung Quốc xưa
- Game AI đầu tiên của Trung Quốc vừa hé lộ hình ảnh
- xây dựng vương quốc như thật trong Đế Quốc Quật Khởi Mobile
- Game thủ hăng hái xây dựng vương quốc, công thành chiếm đất quyết liệt trong Đế Quốc Quật Khởi
- Waifus anime trong thực tế sẽ không như bạn tưởng tượng
Permissions in this forum:
Bạn được quyền trả lời bài viết