- ™SamuRaiiThành Viên Víp
- Tổng số bài gửi : 4980
Join date : 02/12/2022
7 'vệ sĩ' nổi tiếng nhất thời Tam quốc
Sat Dec 31, 2022 9:32 pm
Trong số các tướng lĩnh ở thời kỳ chiến loạn Tam quốc, không ít người từ cầm quân chiến trận sang trở thành “bảo tiêu” (vệ sĩ) cho chủ công. Ngay cả những cái tên nổi tiếng nhất, bạn cũng không ngờ họ lại có phần nhiệm vụ này.
Trần Vũ là vệ sĩ xếp hàng thứ 2 của Tôn Quyền nhà Đông Ngô, cũng là người đi theo Tôn Quyền lâu nhất. Mặc dù võ công và trình độ thực chiến không được xem như kiệt xuất, nhưng sự thận trọng và khả năng cảnh giác khiến ông luôn được Tôn Quyền tín nhiệm. Cuối cùng, ông đã bỏ mạng trong chiến trận để bảo vệ Tôn Quyền.
Ai cũng biết nhà Đông Hán luôn sợ vị tướng quân Trương Liêu, mà Trần Vũ chính là chết dưới tay của Trương Liêu. Trong trận Hợp Phì giao tranh giữa quân Tào Ngụy và Đông Ngô, Trương Liêu 2 lần tấn công bản doanh của Tôn Quyền. Nếu không có Trần Vũ cứu giá, vị chủ công nhà Đông Ngô suýt bỏ mạng trong 2 lần này. Tôn Quyền an toàn rút khỏi chiến trường, nhưng Trần Vũ bị kẹt trong vòng vây, cuối cùng chết dưới đao kiếm.
Có lẽ nhiều người sẽ quen thuộc với Chu Thái hơn Trần Vũ, bởi lẽ ông tham gia rất nhiều cuộc chiến, cũng làm ra vô số chiến công. Tôn Quyền từng nói rất thích cách làm người của Chu Thái. Trong một lần xuất chinh, lều trại bị sơn tặc đánh cắp.
Quân Đông Ngô và đám sơn tặc có sự chênh lệch rất lớn về mặt sức mạnh. Binh sĩ dưới trướng một mực muốn cho đám sơn tặc một bài học, song Chu Thái biết rõ nếu thời điểm này xảy ra vấn đề thì sớm muộn việc lớn cũng thất bại. Thế là ông đã một lòng bảo vệ Tôn Quyền nên không tham gia trực tiếp vào cuộc chiến của binh sĩ.
Sơn tặc cuối cùng cũng chỉ là sơn tặc, không được huấn luyện chuyên nghiệp, cũng không được trang bị vũ khí, nên phải hứng chịu hậu quả.
Trong quá trình này, để bảo vệ Tôn Quyền, Chu Thái mang đầy thương tích. Sau trận chiến, ông ngất lịm dưới đất, rất lâu sau mới tỉnh dậy. Có thể nói, nếu không có Chu Thái thì Tôn Quyền sớm quy thiên.
Ông nổi danh không phải vì sự trung thành và anh dũng, mà là năng lực dẫn binh làm hậu phương vững chắc, đã không ít lần cứu Lưu Bị thoát khỏi thập tử nhất sinh.
Có lẽ rất ít người biết đến vị tướng này, vì ông không tham gia trực tiếp nhiều trận đánh lớn, cũng không có chiến công lẫy lừng.
Làm người khiêm tốn nên sự tồn tại của Trần Đáo khá mờ nhạt. Nhưng ưu điểm của ông là năng lực cầm binh, xuất hiện vào những thời điểm cam go nhất. Cùng với Triệu Vân, ông chính là cánh tay đắc lực của Lưu Bị.
Hẳn rằng những ai có tìm hiểu Tam Quốc đều biết đến vị tướng này. Triệu Vân được tạo hình trên phim ảnh vô cùng đặc biệt. Cưỡi ngựa trắng, cầm thương bạc, thân mặc giáp bạc, là anh hùng kiệt xuất trong lòng bao thiếu nữ.
Nói về thực lực võ công, Triệu Vân thậm chí còn được xem là người mạnh nhất thời Tam Quốc, đơn độc cứu chủ nhiều lần, bảo vệ Lưu Bị thoát khỏi cửa tử, được Tào Tháo thán phục bởi lòng trung thành và quả cảm khi một mình đột phá vòng vây cứu vợ con của Lưu Bị. Triệu Vân rất được Lưu Bị xem trọng, sở hữu địa vị cực cao trong Thục quốc.
Hứa Chử có biệt hiệu là Hổ Si, rất nổi tiếng trong lịch sử thời Tam quốc. Sở hữu võ công xuất chúng, ông rất giỏi trong nhiệm vụ bảo vệ chủ công. Thật ra, Hứa Chử không trải qua nhiều cuộc chiến, nhưng mỗi trận đều dốc sức tạo ra chiến tích hoàn hảo nhất, bảo vệ chủ công mà không chịu bất kỳ vết thương đáng kể nào.
Do đó, ông nổi danh không phải nhờ may mắn mà là năng lực thật sự. Thế nhưng nửa những năm cuối đời của ông khá bi thương. Sau khi Tào Tháo qua đời, ông cũng bệnh tật triền miên rồi trút hơi thở cuối cùng.
Điển Vi qua đời vì bảo vệ chủ công Tào Tháo. Trong trận chiến cuối cùng, ông biểu hiện vô cùng dũng mãnh, dùng thân cản địch, mở đường máu và tạo thời gian để tào tháo trốn thoát. Nhưng cũng vì thế mà ông bỏ mạng dưới đao của địch. Qua chi tiết này có thể thấy, Điển Vi là một vệ sĩ thực thụ, một lòng vì chủ, sống chết cũng không màng.
Lữ Bố, người có biệt hiệu “Tam tính gia nô”, là danh tướng bị sỉ nhục nhiều nhất của thời Tam quốc. Mặc dù có danh xưng “Võ thần”, nhưng Lữ Bố lại không có danh tiếng tốt. Không cần bàn cãi khi thực lực của ông đáng được công nhận số một, nhưng vì sao ở đây ông lại được xếp vào hàng những vệ sĩ tài giỏi nhất?
Vì trước khi Đổng Trác chưa có quyền lực luôn phải nhờ đến sự bảo hộ của Lữ Bố. Ông cũng giúp Đổng Trác hoàn thành rất nhiều cuộc chiến nhỏ lẻ ở Thành Trung. Trên thực tế, không một ai ở thời Tam quốc dám “1 chọi 1” với Lữ Bố. Song cuối cùng, ông cũng phải bỏ mạng dưới lưỡi đao của Tào Tháo.
7. Trần Vũ
Trần Vũ là vệ sĩ xếp hàng thứ 2 của Tôn Quyền nhà Đông Ngô, cũng là người đi theo Tôn Quyền lâu nhất. Mặc dù võ công và trình độ thực chiến không được xem như kiệt xuất, nhưng sự thận trọng và khả năng cảnh giác khiến ông luôn được Tôn Quyền tín nhiệm. Cuối cùng, ông đã bỏ mạng trong chiến trận để bảo vệ Tôn Quyền.
Ai cũng biết nhà Đông Hán luôn sợ vị tướng quân Trương Liêu, mà Trần Vũ chính là chết dưới tay của Trương Liêu. Trong trận Hợp Phì giao tranh giữa quân Tào Ngụy và Đông Ngô, Trương Liêu 2 lần tấn công bản doanh của Tôn Quyền. Nếu không có Trần Vũ cứu giá, vị chủ công nhà Đông Ngô suýt bỏ mạng trong 2 lần này. Tôn Quyền an toàn rút khỏi chiến trường, nhưng Trần Vũ bị kẹt trong vòng vây, cuối cùng chết dưới đao kiếm.
6. Chu Thái
Có lẽ nhiều người sẽ quen thuộc với Chu Thái hơn Trần Vũ, bởi lẽ ông tham gia rất nhiều cuộc chiến, cũng làm ra vô số chiến công. Tôn Quyền từng nói rất thích cách làm người của Chu Thái. Trong một lần xuất chinh, lều trại bị sơn tặc đánh cắp.
Quân Đông Ngô và đám sơn tặc có sự chênh lệch rất lớn về mặt sức mạnh. Binh sĩ dưới trướng một mực muốn cho đám sơn tặc một bài học, song Chu Thái biết rõ nếu thời điểm này xảy ra vấn đề thì sớm muộn việc lớn cũng thất bại. Thế là ông đã một lòng bảo vệ Tôn Quyền nên không tham gia trực tiếp vào cuộc chiến của binh sĩ.
Sơn tặc cuối cùng cũng chỉ là sơn tặc, không được huấn luyện chuyên nghiệp, cũng không được trang bị vũ khí, nên phải hứng chịu hậu quả.
Trong quá trình này, để bảo vệ Tôn Quyền, Chu Thái mang đầy thương tích. Sau trận chiến, ông ngất lịm dưới đất, rất lâu sau mới tỉnh dậy. Có thể nói, nếu không có Chu Thái thì Tôn Quyền sớm quy thiên.
5. Trần Đáo
Ông nổi danh không phải vì sự trung thành và anh dũng, mà là năng lực dẫn binh làm hậu phương vững chắc, đã không ít lần cứu Lưu Bị thoát khỏi thập tử nhất sinh.
Có lẽ rất ít người biết đến vị tướng này, vì ông không tham gia trực tiếp nhiều trận đánh lớn, cũng không có chiến công lẫy lừng.
Làm người khiêm tốn nên sự tồn tại của Trần Đáo khá mờ nhạt. Nhưng ưu điểm của ông là năng lực cầm binh, xuất hiện vào những thời điểm cam go nhất. Cùng với Triệu Vân, ông chính là cánh tay đắc lực của Lưu Bị.
4. Triệu Vân
Hẳn rằng những ai có tìm hiểu Tam Quốc đều biết đến vị tướng này. Triệu Vân được tạo hình trên phim ảnh vô cùng đặc biệt. Cưỡi ngựa trắng, cầm thương bạc, thân mặc giáp bạc, là anh hùng kiệt xuất trong lòng bao thiếu nữ.
Nói về thực lực võ công, Triệu Vân thậm chí còn được xem là người mạnh nhất thời Tam Quốc, đơn độc cứu chủ nhiều lần, bảo vệ Lưu Bị thoát khỏi cửa tử, được Tào Tháo thán phục bởi lòng trung thành và quả cảm khi một mình đột phá vòng vây cứu vợ con của Lưu Bị. Triệu Vân rất được Lưu Bị xem trọng, sở hữu địa vị cực cao trong Thục quốc.
3. Hứa Chử
Hứa Chử có biệt hiệu là Hổ Si, rất nổi tiếng trong lịch sử thời Tam quốc. Sở hữu võ công xuất chúng, ông rất giỏi trong nhiệm vụ bảo vệ chủ công. Thật ra, Hứa Chử không trải qua nhiều cuộc chiến, nhưng mỗi trận đều dốc sức tạo ra chiến tích hoàn hảo nhất, bảo vệ chủ công mà không chịu bất kỳ vết thương đáng kể nào.
Do đó, ông nổi danh không phải nhờ may mắn mà là năng lực thật sự. Thế nhưng nửa những năm cuối đời của ông khá bi thương. Sau khi Tào Tháo qua đời, ông cũng bệnh tật triền miên rồi trút hơi thở cuối cùng.
2. Điển Vi
Điển Vi qua đời vì bảo vệ chủ công Tào Tháo. Trong trận chiến cuối cùng, ông biểu hiện vô cùng dũng mãnh, dùng thân cản địch, mở đường máu và tạo thời gian để tào tháo trốn thoát. Nhưng cũng vì thế mà ông bỏ mạng dưới đao của địch. Qua chi tiết này có thể thấy, Điển Vi là một vệ sĩ thực thụ, một lòng vì chủ, sống chết cũng không màng.
1. Lữ Bố
Lữ Bố, người có biệt hiệu “Tam tính gia nô”, là danh tướng bị sỉ nhục nhiều nhất của thời Tam quốc. Mặc dù có danh xưng “Võ thần”, nhưng Lữ Bố lại không có danh tiếng tốt. Không cần bàn cãi khi thực lực của ông đáng được công nhận số một, nhưng vì sao ở đây ông lại được xếp vào hàng những vệ sĩ tài giỏi nhất?
Vì trước khi Đổng Trác chưa có quyền lực luôn phải nhờ đến sự bảo hộ của Lữ Bố. Ông cũng giúp Đổng Trác hoàn thành rất nhiều cuộc chiến nhỏ lẻ ở Thành Trung. Trên thực tế, không một ai ở thời Tam quốc dám “1 chọi 1” với Lữ Bố. Song cuối cùng, ông cũng phải bỏ mạng dưới lưỡi đao của Tào Tháo.
- Kẻ lừa đảo nổi tiếng và "toàn tài" nhất mọi thời đại
- Palworld lọt vào danh sách 10 trò chơi Steam nổi tiếng nhất mọi thời đại
- Hoàng đế khét tiếng nhất lịch sử Trung Quốc ra đời
- thiếu gia giàu nhất Trung Quốc Vương Tư Thông giờ ra sao sau loạt tai tiếng
- Sunway SW26010-Pro - chip siêu máy tính mạnh nhất Trung Quốc ở thời điểm hiện tại
Permissions in this forum:
Bạn được quyền trả lời bài viết